Đi t́m mùa Xuân quê hương trên đất Mỹ

Bút kư Huỳnh Công Ân
(Thân tặng vợ chồng Nguyệt Viên và Phương)

Đă hơn 20 năm xa quê hương, thiếu vắng mùa Xuân Việt Nam, lần về tham dự buổi họp mặt Hội Ái Hữu Trà Vinh, tổ chức tại thủ đô tị nạn Little Saigon, đầu năm 2007 là dịp để tôi sống lại không khí đón Tết nơi quê nhà trong những năm miền Nam tự do thân yêu c̣n tồn tại .
Sau hơn 8 giờ bay từ Canada "xứ lạnh, t́nh nồng" đang trong mùa tuyết phủ đến miền Cali nắng ấm, tôi đặt bước xuống phi trường John Wayne, Santa Ana tương đối yên tịnh, vắng vẻ hơn phi trường chuyển tiếp Ohare, Chicago ồn ào, tấp nập . Đây là lần thứ hai tôi đến nơi có cộng đồng người Việt tị nạn CS đông đảo nhứt trên thế giớị Lần trước tôi đi với bà xă, bay từ Canada đến San José, rồi quá giang xe một người bạn, làm một ṿng từ San José, qua Las Vegas đến Tiểu Saigon .
V́ ngại làm phiền những người quen biết đang trong giờ làm việc, nên tôi không gọi ai đến đón . Tôi quyết định về nhà cô em họ băng taxi . Tài xế taxi là người gốc Spanish, anh ta đoán tôi thuộc loại "thằng khờ ra tỉnh" nên dù tôi đă đưa cho anh ta địa chỉ nơi đến, anh ta vẫn cố t́nh chay loanh quanh các freeway để câu giơ măi, sau cùng mới chịu tới ngă tư Brookhurst và Westminster . Tôi bảo anh ta cho tôi xuống trước tiệm bánh ḿ Leès Sandwich và trả cho anh ta 45 đồng . Tôi e rằng nếu để anh ta chay kiếm nhà em họ của tôi th́ hao tốn thêm "ngân sách" eo hẹp đă được bà xă chuẩn chi cho tôi trước khi bà ấy về Việt Nam . Sau đó, tôi băng qua đường, vào một tiệm bún ḅ Huế dằn bụng một tô, rồi xách va li lội bộ về nhà cô em họ .
Ngoài chức năng "bộ trưởng tài chánh", bà xă tôi c̣n kiêm nhiệm thêm chức "thủ trưởng hậu cần" nên đă cẩn thận xếp vào va li tôi quá nhiều quần áo làm tôi vất vả lắm mới rê được va li đó đến nhà người em . Lúc vào check in ở phi trường Montréal, nhân viên an ninh hỏi tôi tai sao khai đi Mỹ có 10 ngày mà đem theo nhiều quần áo như thế, chắc ông ta nghi tôi muốn "trốn" sang Mỹ .
Nhưng rủi thay, khi đến nhà cô em họ, tôi bấm chuông nhiều lần mà không có ai ra mở cửa, chắc là mọi người c̣n ở nơi làm việc . Sau khi chờ đợi gần một tiếng đồng hồ trước cửa nhà, tôi quyết định bỏ lại cái va li đầy quần áo dưới một bụi cây, không quên ghi vài chữ trên giấy kep vào tay năm cửa . Tôi cẩn thận mang theo máy ảnh, máy Palm và Passport rồi đi trở lại tiệm Leés Sandwich, không quên ghé chợ Viễn Đông 2 mua một thẻ phone . Tôi vào cabine phone công cộng bên kia đường gọi cho vợ chồng Nguyệt Viên, hoc tṛ cũ 40 năm về trước ở trường trung học công lập Vĩnh B́nh, từ Saccramento xuống nam Cali dự buổi họp mặt Trà Vinh . Theo email tôi nhận mấy hôm trước thi giờ này họ cũng đă tới đây rồi . Khi liên lạc được với Nguyệt Viên, tôi hẹn gặp họ tại tiệm Leés Sandwich không quên mô tả "dung nhan mùa ...đông " hiện nay của ḿnh để Nguyệt Viên nhận diện . Tôi vào tiệm bánh ḿ Leés Sandwich mua một ly cà phê sữa đá, t́m một bàn trống ngồi chờ đợị Độ 10 phút sau, một cặp nam nữ, người đàn ông tóc bạc trắng đi với một người phụ nữ đứng tuổi tiến vào tiệm nh́n quanh quất. Nhờ có dấu hiệu nhận diện nên thầy tṛ chúng tôi đă hội ngộ sau hơn 4 thập niên không gặp lại .
Thế rồi những câu chuyện, những kỷ niệm trong quá khứ tại thị xă Trà Vinh nhỏ bé và trường công lập Vĩnh B́nh thân yêu, nơi dạy học đầu đời của tôi được nhắc lại . Sau đó Nguyệt Viên đề nghị ông xă của cô ta chở tôi quay về nhà cô em họ lấy va li để trên xe cho chắc ăn. Chúng tôi trực chỉ khu Phước Lộc Thọ để đến nhà sách Văn Bút của anh hội trưởng Văn Tường. Đến đấy, chúng tôi chỉ gặp bà xă và con trai của anh ấy . Họ cho biết anh Tương đi San Diego, sau khi đă chờ đón tôi suốt buổi sáng mà không nhận được tin tức. Sau đo , chị Tường liên lạc để tôi nói chuyện qua phone với anh và được biết anh và một vài người bạn khác đang ở nhà của anh Huỳnh Long Thăng (cùng bộ môn toán với tôi) ở San Diego, vừa nhậu vừa dợt bản hợp ca cho buổi họp mặt ngày maị Tôi cười bảo chắc là "rượu" đang hợp ca .
Chúng tôi trở ra đi dạo chợ Tết Phước Lộc Thọ trong khi chờ đợi anh Tường trở về. Tôi bàng hoàng, xúc động khi thấy quang cảnh các gian hàng bán Tết đầy bánh mức, trái cây và hoa kiểng như là một tổng hợp của chợ tết Bến Thành và chợ hoa Nguyễn Huệ ngày xưa . Những cành đào và mai đang khoe sắc thắm, hai loại hoa này hiếm thấy ở xứ lạnh Canada . Tôi đă t́m lại được mùa Xuân quê hương nơi đất khách sau hơn hai mươi năm xa xứ. Cám ơn hội Ái Hữu Trà Vinh, cám ơn anh Văn Tường, cám ơn vợ chồng Nguyệt Viên là những nhân tố khiến tôi quyết định sang nam Cali để t́m lại h́nh ảnh chợ Tết Saigon trước năm 1975 mà nếu bây giờ có về Việt Nam chắc tôi cũng không cảm thấy bồi hồi, xúc động như vậy .
Tiếng nổ của những tràng pháo càng làm tôi cảm tưởng đang sống trở lại những ngày cận Tết rạo rực trên quê hương miền Nam thuở trước, dù nơi đây cách xa Việt Nam nửa ṿng trái đất. Tôi tin rằng dù mỗi năm có hàng trăm ngàn người ở hải ngoại trở về Việt Nam ăn Tết, họ vẫn không hưởng được trọn vẹn cái không khí đón Xuân trong tự do như ở đây . Nghĩ như vậy tôi thấy thấm thía tâm trạng của nhà thơ Trần Dần sau ngày CS làm chủ Hà Nội năm 1954:
"Tôi bước đi, không thấy phố, không thấy nhà,
Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ" .
Giờ đây, ở Việt Nam , người trong nước cũng như người hải ngoại trở về chỉ là người khách trên chính đất nước ḿnh v́ người Cộng Sản đă giành đất nước đó làm của riêng của họ rồi!
Sau khi làm vài pô h́nh chụp vợ chồng Nguyệt Viên hay "hai ông già đeo kính" trước những cây mai, cây đào đang trổ hoa, chúng tôi đến quán Thanh Mai ăn chả gị và gỏi cuốn dằn bụng. Trở lại trước tiệm sách của anh Văn Tường th́ đúng lúc anh ấy cùng một người mập, lùn, tuổi trạc năm mươi mấy, luôn luôn cười to, nói lơn bước xuống xe . Đó là Phương, học tṛ cũ của tôi ở lớp Đệ Ngũ công lập mà dù 40 năm đă qua, tôi vẫn nhận ra cậu học tṛ nghich ngợm, liếng thoắng nhứt trong lớp, hiện ở và làm việc taị Texas .
Mọi người quây quần trong cái gọi là văn pḥng hội Ái Hữu Trà Vinh, thật ra chỉ là một căn pḥng trống lớn phía sau tiệm sách, có một bàn ping pong kê ở giữa, vài cái ghế, những h́nh ảnh, biểu ngữ treo la liệt trên vách, nhiều sách vỡ để lung tung trên bàn . Tôi có cảm tưởng đây là một tiệm chạp phô của người Tàu (anh Văn Tường là người Việt gốc Hoa). Nhưng điều này cũng nói lên ưu điểm về bản chất của một người xuề xoà, dễ dăi, không câu nệ . Anh Văn Tường rót cognac mời chư vị quân tử. Lại những chuyện về Trà Vinh xưa lần lượt được kể lại . Những giai thoại về những nhân vật có tiếng tăm, những giai nhân, những học tṛ giỏi, những hoc tṛ quậy phá ...được nhắc lại theo kư ức của từng người . Nhưng Phương vẫn xứng đáng được mang danh la "thổ địa Trà Vinh" v́ cậu ta nhớ và biết nhiều chuyện về Trà Vinh nhứt.
Đến 9 giờ đêm, vợ chồng Nguyệt Viên cáo từ về khách sạn để đón người con trai đang theo hoc ngành nha tại đây ra thăm cha mẹ . Tôi theo họ ra xe lấy va li, nói lời tạm biệt và hẹn gặp lại ngày mai trong buổi họp mặt. C̣n Phương rủ tôi đi theo cậu xuống Los ăn lẩu Mông Cổ với vợ chồng một người bạn của cậu . Lúc về, Phương mời tôi về ngủ chung khách sạn với cậu v́ pḥng có hai giường. Tôi nhận lời v́ nghĩ rằng giờ này đă khuya, ngại gọi cửa nhà cô em họ .
Sáng sớm hôm sau, chúng tôi dậy sớm, Phương đưa tôi tới thương xá Phước Lộc Thọ uống cà phê . Nơi đây, Phương hầu như quen hết mọi người . Cậu giới thiệu với tôi một số đồng hương Trà Vinh có tuổi như tôi . Quang cảnh ở đây không khác ǵ ở các tiệm cà phê buổi sáng ở Việt Nam. Mọi người vừa nhâm nhi ly cà phê vừa đọc báo . Thỉnh thoảng họ ngẩng lên bàn chuyện thời sự với nhau . Họ thật sung sướng hơn những ông già ở Canada . Ở đó trời lạnh dưới 0 độ, các ông già như tôi đành phải tự giam ḿnh trong bốn bức tường để xem TV hay ngồi truớc bàn phím máy điện toán .
9 giờ sáng, Phương chở tôi đến nhà hàng Regent West dự buổi họp mặt "32 Năm Hội Ngộ" của hội Ái Hữu Trà Vinh. Những hội viên từ phương xa đến như tôi đều được các đồng hương sở tại ân cần thăm hỏi và được nữ kư giả Kiều Mỹ Duyên của đài truyền h́nh SBTN phỏng vấn.
Tại buổi họp mặt này, tôi gặp thêm một vài người quen hay biết cũ đă lâu không thấy . Ngoài anh Văn Tường, đồng nghiệp ở Trà Vinh, mà tôi đă gặp lại năm 2002 trong chuyến đến Cali đầu tiên, c̣n có Trịnh Hảo Tâm, học tṛ cũ ở trường Trần Trung Tiên, Huỳnh Long Thăng, đồng môn toán, Nguyễn Phú Hùng, trưởng ty kinh tế Trà Vinh, sau làm phó quận Cầu Ngang, Lư Dăng Khoa, con thầy giáo Tư, nhà có nấu cơm trọ cho sĩ quan, công chức, giáo sư ăn nhưng được mọi người nhớ tới không chỉ v́ nơi đó có thức ăn ngon mà chính v́ có những hoa khôi kiều diễm từng làm bao nhiêu con tim rướm máụ Và một người tôi từng gặp không phải tại Trà Vinh mà là tại Sài G̣n và suưt đă trở thành "anh họ bên vợ" của tôi: Đoàn Duy Đạt .
Buổi họp mặt được tổ chức chu đáo: có thức ăn ngon, có văn nghệ hấp dẫn, có những mục truyền thống như chúc thọ các cụ, ĺ x́ các cháụ..Mọi người ra về trong luyến tiếc v́ cuộc vui nào cũng phải đến lúc tàn, nhưng ai nấy đều không quên hẹn nhau lần họp mặt tới . Vợ chồng Nguyệt Viên từ giả tôi về khách sạn để chuẩn bị trở về miền bắc Cali . Mong rằng thầy tṛ c̣n có dịp gặp lại nhau .
Anh thủ quỹ Vơ Văn Diệu đă chuẩn bị một buổi tiệc tất niên ở nhà anh để đăi các bạn đồng học của anh . Tôi và Phương là "khúc ruột ngàn dặm" nên cũng được mời tham dự .
Tôi đă trải qua một buổi chiều cuối năm đáng nhớ với các đồng hương Trà Vinh hiếu khách . Phải kể đến các thức ăn ngon miệng do phu nhân anh Diệu nấu và những câu chuyện tiếu lâm cười bể bụng của anh tổng thư kư Vơ Trung Tín .
Xin cám ơn các anh, các chị đă cho người khách phương xa, lạc loài này những giây phút ấm cúng mang không khí gia đ́nh vào những ngày cuối năm trên xứ người . Hai ngày với đại gia đ́nh Trà Vinh làm sống lại trong tôi những kỷ niệm êm đềm của 4 năm dạy học ở một tính nhỏ mang tên Trà Vinh mà "dù cách xa rồi vẫn nhớ thương" .

Montréal, Canada, mùa tuyết rơi 2007
Huỳnh Công Ân