Cuộc di tản tệ hại ở toà Đại Sứ Mỹ

Huỳnh Công Ân phỏng dịch



Lời dịch giả: Nhân kỷ niệm 24 năm ngày Quốc Hận 30 tháng 4, trước cao trào tranh đấu chống cộng dâng cao ở hải ngoại phát đi từ Little Saigon lan ra khắp nơi trên thế giới và tiếng nói can đảm phản tĩnh của các cựu đảng viên cộng sản cũng như yêu sách về nhân quyền của những trí thức và tu sĩ ở quốc nội, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng ngày cuối cùng của bạo quyền cộng sản không c̣n bao xa. Nhưng, tất cả người Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước phải nhớ rằng chính chúng ta mới là nhân tố quyết định vận mệnh đất nước ḿnh chứ không thể trông cậy vào ai khác. Kinh nghiệm đau đớn của những ngày cuối tháng 4 năm 75 cho thấy "đồng minh" thân thiết nhất của chúng ta: người Mỹ, đă đạp chúng ta lại để thoát lấy thân họ. Hai nhân chứng người Mỹ trong bài phỏng dịch sau đây đă không khỏi ngậm ngùi khi kể lại nhũng ǵ họ trông thấy trong cuộc di tản tệ hại tệ hại của người Mỹ ở toà đại sứ của họ trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến ở Việt Nam.


Chiến dịch "Cơn gió thường lệ"


Ngày 9-4-1975 người Mỹ bắt đầu thảo chi tiết các kế hoạch di tản. Tùy viên quân sự Mỹ, đại tá Whale đưa ra bốn khả năng: kế hoạch 1 và 2 là di tản dần dần bằng đường hàng không, kế hoạch 3 là di tản đồng thời bằng đường hàng không và đường biển và kế hoạch 4 là di tản
bằng trực thăng vận ngay tại Sài G̣n.
Các người Mỹ được căn dặn phải mở nghe thường trực các đài phát thanh quân sự Mỹ và chờ nghe thông điệp ngụy hóa như sau: "Mẹ muốn anh điện thoại về nhà " và bản tin thời tiết: "Bây giờ là 40 độ và nhiệt độ đang tăng lên", sau đó là bản "Giáng Sinh trắng " do Bing Crosby hát. Loạt mật lệnh này được truyền đi 15 phút một lần.
Lực lượng đăc nhiệm 76 của Hải Quân Mỹ cùng với các hàng không mẫu hạm Hancock, Okinawa và Midway chờ đợi ngoài khơi Việt Nam. Lực lượng này tập trung 81 trực thăng được các máy bay của lực lượng đặc nhiệm 77 yễm trợ. Chiến dịch "Cơn gió thường lệ" (Frequent Wind), tên đặt cho kế hoạch 4, bắt đầu lúc 11 giờ 08 phút ngày 29 tháng 4. Cuộc di tản từ mái các ṭa cao ốc dự định chấm dứt vào khoảng 18 giờ 30 cùng ngày, nhưng ở ṭa đại sứ Mỹ, cuộc di tản đă kéo dài đến 4 giờ 30 sáng ngày 30 tháng 4. Chiến dịch này đă di tản được 1373 người Mỹ, 5595 người Việt và 85 công dân các nước khác. Ngoài ra 41 máy bay của Không lực Việt Nam Cộng Ḥa chở các phi hành đoàn và gia đ́nh của họ đến được các hàng không mẫu hạm Mỹ.

Hỗn loạn ngay từ phút đầu

Ken Moorefield là cố vấn đặc biệt của đại sứ Mỹ ở Sài G̣n. Anh ta đang làm việc ở sân bay Tân Sơn Nhứt khi công cuộc di tản bắt đầu trở nên dồn dập từ ngày 20 tháng 4. Anh kể lại rằng trong căn cứ quang cảnh đă trở nên hỗn loạn. Anh nói :"Chúng tôi nhận được lệnh chỉ di tản người Mỹ và gia đ́nh của họ. Ban đầu tôi c̣n khuyến khích các người Mỹ cưới vợ Việt Nam hay nhận con nuôi Việt Nam để mang hơ theo. Ngày đầu chỉ có khoảng ba hoặc bốn trăm người Việt Nam xin di tản, nhưng không bao âu con số lên tới hàng mấy ngàn người. Nói chí t́nh, tôi vẫn giữ ư định xoay sở thế nào để cứu được càng nhiều người càng tốt."
T́nh h́nh trở nên khó kiểm soát. Ở Tân Sơn Nhứt có những quân nhân Việt Nam Cộng Ḥa không thể ở lại một khi cộng sản chiếm được chính quyền. Nhiều màn xô xát giữa các quân nhân và thường dân xảy ra khi họ giành nhau lên máy bay di tản. Nhiều hoa tiêu Việt Nam tự quyết định số phận của ḿnh, họ bay đi không cần theo lệnh của ai. Hàng loạt trực thăng như vậy đă đáp xuống các hàng không mẫu hạm Mỹ bỏ neo ở biển Đông và khi boong tàu không c̣n chỗ chứa người ta phải đẩy vứt trực thăng xuống biển.
Ngày 29 tháng 4 năm1975 vào lúc 4 giờ sáng, quân cộng sản Bắc Việt bắt đầu pháo kích vào thủ đô Sài G̣n. Tiếng nổ đánh thức Moorefield dậy, anh quay lại phi trường. Anh kể: "Khi tôi đến, phi trường đang bị pháo kích bằng rốc-kết. Các trực thăng và phi cơ cố gắng cất cánh để thoát cuộc pháo kích. Thủ đô Sài G̣n ch́m trong khói lửa và quân cộng sản đă bố trí các hỏa tiễn chung quanh Sài G̣n.Chúng tôi hiểu rằng ḿnh chỉ c̣n vài giờ, thậm chí vài phút để thoát thân."
Khi hay tin phi trường bị tấn công bắng rốc-kết đến Hoa Thịnh Đốn, một loạt các phiên họp thượng đỉnh được triệu tập cấp tốc và tổng thống Ford ra lệnh cho đại sứ Martin di tản hết
những người Mỹ c̣n kẹt lại ở Sài G̣n.

Trực thăng cứu viện

Khi Martin bật đèn xanh cho cuộc di tản cuối cùng, 81 chiếc trực thăng cất lên từ các tàu của đệ thất hạm đội Mỹ đang đậu ngoài khơi Việt Nam và nhắm hướng phi trường Tân Sơn Nhứt lúc đó đang bị quân đặc công cộng sản pháo kích từng chập. Cuộc pháo kích đă ngăn cản các phi cơ hạ cánh nên sự xuất hiện của các trực thăng gây phấn khởi cho mọi người.
Cho tới 19 giờ 30, nhờ các chuyến bay đi và bay về không ngừng đến các hàng không mẫu hạm mà các trực thăng di tản được gần hết mọi người.
Giờ chỉ c̣n lo di tản toà đại sứ Mỹ. Moorefield v́ bận kiếm gom những "con vịt đẹt" chậm chân nên đến ṭa đại sứ Mỹ lúc đă xế chiều. Quanh anh hàng ngàn người Việt Nam đang cố gắng một cách tuyệt vọng để xâm nhập vào bên trong ṭa đại sứ. Anh kể lại: "Cuối cùng tôi mở được một lối đi xuyên qua đám đông và tới trước lưới rào. Một anh thủy quân lục chiến đứng gác thấy tôi. Anh ta mở cổng cho tôi vào. Tôi để cả buổi chiều và đầu hôm để t́m xem ḿnh có thể làm được ǵ và tôi đă giúp được nhiều người leo ngơ sau để vào ṭa đại sứ. Cuộc di tản
bằng trực thăng đang tiếp diễn."
Nhiếp ảnh viên của hăng thông tấn AP, Neal Ulevich cũng kẹt trong đám đông đang xô đẩy nhau trước cỗng ṭa đại sứ lúc khởi đầu cuộc di tản bằng trực thăng. Anh nói: "Chúng tôi biết rằng các thủy quân lục chiến sẽ đưa chúng tôi vào, Nhưng phải làm sao tiến đến sát cỗng mới được. Hàng mấy ngàn người Việt Nam đang chờ trước tường ṭa đại sứ với hy vọng có thể leo vào trong để nhảy lên trực thăng. Các thủy quân lục chiến đẩy họ lui lại để ṭa đại sứ không bị tràn ngập. Các anh nầy chỉ cho người Tây phương và vài viên chức Cộng Ḥa vào trong.
Nhiều người Việt Nam bắt đầu vượt qua những ṿng thép gai ở trên đầu tường như những người lính xung phong vào tuyến địch. Một người đàn ông bị vướng chân lại và té xuống. Anh ta bị treo lơ lửng, đầu trút xuống, chân bị gai thép cào rách nát.
Các anh thủy quân lục chiến trông thấy chúng tôi. Nhóm chúng tôi tiến lại sát tường hơn. Sự xô đẩy càng dữ dội. Một cô gái trẻ khoảng 18 tuổi, lai Mỹ ôm cổ tôi và kêu lên tuyệt vọng:"Nếu tôi bị bỏ lại chắc tôi chết mất."

Bên trong ṭa đại sứ Mỹ

Nhiều bà mẹ nâng cao các cháu bé hy vọng thủy quân lục chiến trông thấy sẽ cho họ vào. Các thủy quân lục chiến dùng chân đạp những người Việt Nam trở lui và túm lấy cổ áo những người Tây phương để kéo họ lên.
Một khi đă vào được bên trong ṭa đại sứ rồi th́ mọi sự đều dễ dàng.Có một chút ǵ hỗn độn ngự trị ở đây, nhưng một người đàn ông trầm tĩnh, thắt lưng vắt một khẩu súng colt dẫn chúng tôi vào sân trong, ở đó các thủy quân lục chiến trong quân phục tác chiến đang canh gác các bức tường.
Ông ta dẫn chúng tôi vào trong ṭa cao ốc mà mái được dùng làm băi đáp trực thăng. Trong khi chờ đợi ở hành lang, chúng tôi trông thấy nhiều người dùng búa phá hủy các máy đánh mật mă. Giấy tờ vất la liệt trên mặt đất nhưng các văn pḥng đều trống rỗng.
Khi nghe tiếng gào thét của trực thăng đang đáp xuống mái của ṭa đại sứ chúng tôi chạy lên cầu thang. Lúc chúng tôi lên tới nơi th́ chiếc trực thăng CH-46 của Hải Quân đang chờ, hai chong chóng quay thành những ṿng tṛn lớn trong mưa bụi. Chúng tôi cất cánh ngay tức khắc, vầng ánh sáng của Sài G̣n càng lúc càng mờ xa dần."

Chỉ di tản người Mỹ thôi

4 giờ sáng ngày 30 tháng 4, Hoa Thịnh Đốn ra nghiêm lệnh chỉ được di tản nhân viên người Mỹ thôi. Khi chiếc trực thăng kế tiếp đáp xuống, Moorefield hộ tống đại sứ Mỹ lên tàu. Vẫn c̣n khoảng từ 300 đến 400 người Việt Nam ở trước ṭa đại sứ Mỹ. Moofield nhắc lại những giây phút cuối cùng trước khi anh lên tàu:"Chiếc trực thăng kế tiếp đáp xuống, tôi cho những người Mỹ c̣n chờ đợi cuối cùng lên tàu. Giờ đây không c̣n ai nữa. Lúc tôi tự nhủ rằng nhiệm vụ của tôi đă hết. Không c̣n ǵ để làm. Tôi leo lên trực thăng và bay đi."
Khoảng 40 phút sau, Moofield an toàn ở trên một hàng không mẫu hạm Mỹ. Anh là một trong số những người may mắn thoát được và có thể nói lên lời chào giả từ một cuộc chiến mà họ không thắng được và một dân tộc mà họ không bao giờ hiểu được. Cùng ngày đó, những người Việt Nam c̣n kẹt lại bắt đầu một cuộc sống đen tối dưới bạo quyền cộng sản.

Theo tài liệu: "Nam, l'histoire vécue de la guerre du Vietnam, 1965-1975" của nhà Atlas, Paris